RSS

Tại sao người Việt nói tiếng Anh kém?


Tại sao người Việt nói tiếng Anh kém?

Một cư dân mạng đã giải thích như sau:
1/ Học ngược :
Có lẽ không đâu trên thế giới như ở Việt Nam, tiếng Anh được học ngược theo kiểu Ngữ Pháp , Từ Vựng….nghe một chút và nói một chút và hầu như được giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Việt ( trừ các trung tâm ngoại ngữ tư nhân).
Trước đây có vài nước áp dụng cách này nhưng sau này thấy không thích hợp nữa thì họ loại bỏ khẩn trương và đi theo con đường :
Nghe thật kỹ, nói thật chuẩn, đọc nhiều và viết.
Kết quả : Họ có thể giao tiếp khá thoải mái vả rất hiếm khi ấp úng ( mặc dù đôi lúc phát âm còn sai).
Chắc hẳn có người sẽ nói là phải học ngữ pháp cho có nền tảng trước nhưng điều đó chỉ thích hợp cho những tử ngữ như Hán thôi.
Tiếng Anh là sinh ngữ, nó thay đổi từng ngày, nên nếu bám vào cái nền tảng nào đó thì làm sao tiếp thu những kiến thức linh hoạt.
2/ Quá chú trọng vào giọng :
Hầu như trung tâm ngoại ngữ i nào cũng đề bảng :
Luyện Giọng Mỹ, học với giáo viên Mỹ, học theo giọng Mỹ..vv.
Cứ như người Mỹ là ông tổ của tiếng Anh
Nước Mỹ rộng như thế thì thử hỏi có ai biết được đâu mới là giọng Mỹ thật không.
Dân Cali phát âm khác với dân Texas và người Mỹ gốc Phi phát âm khác Mỹ da trắng….
Mỗi nước có một giọng khác nhau nên đừng bắt chướng giọng này giọng nọ
3/ Ham nghe tài liệu khó:
Mặc dù trình độ hầu hết chỉ ở mức trên căn bản một chút nhưng nhiều người cứ khoái nghe TOEFL , nghe tin tức BBC, nghe những thứ trên trời dưới đất.
Nếu thấy ai nghe những thứ căn bản họ bĩu môi ” gì mà dễ thế mà cũng nghe đi nghe lại mãi thế , tối ngày chỉ là ” Hello, How are you, I’m fine thank you and you” “. Mình xin nói thật những người nghe những cái dễ thường xuyên thì tiếng anh họ
4/ Chỉ nghe vài lần:
Như đã nói ở trên nhiều bạn khoái nghe tài liệu khó ( như kiểu chứng tỏ ta đây) và do ngoài tầm phủ sóng của trình độ nên bất quá chỉ nghe được lõm bõm vài câu, nản , và sau đó không muốn nghe nữa .
Cũng có vài bạn nghe tài liệu dễ và căn bản và rồi thấy dễ quá cũng bỏ luôn.
Đúng là một sai lầm nghiêm trọnng vì nếu chỉ nghe một tài liệu nào đó 1,2 lần thì các bạn chẳng bao giờ nghe nổi tiếng anh thật sự. Nghe tiếng anh phải có sự lặp lại liên tục , có khi phải nghe 100, 1000 lần , thậm chí cả tháng trời nghe một bài duy nhất cũng được. Đến khi bạn có thể hiểu 100% hay ít nhất là 90% bài nghe, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú và sẵn sàng đương đầu với những kiến thức khó hơn…mình tin là thế
5/ Ngại nói :
Theo quan sát của một giáo viên người Anh, hầu hết sinh viên Việt Nam khi nói chuyện đều phải trải qua 3 bước :
Nghĩ ra ý tưởng bằng tiếng việt
Dịch sang tiếng Anh trong đầu
Sắp xếp ý tưởng cho đúng ngữ pháp
Do đó chỉ một câu đơn giản mà cũng mất cả tiếng để trằn trọc suy nghĩ.
Nếu không tìm đủ ý tưởng thì đâm ra ngại vì sợ mình nói sai , người bản ngữ họ cười và các bạn khác cười dẫn đến ngại và thậm chí sợ nói.

0 nhận xét:

Post a Comment